top of page

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

DR Bichlien.jpg

Bác Sĩ Nguyễn Bích Liên

"Qua CANVAS, chúng tôi muốn biết những mối quan tâm và rào cản trong quá trình điều trị ung thư vú của quý vị để giúp hình thành những chính sách hỗ trợ trong tương lai"

Dr. Hoang le.jpg

Bác Sĩ Hoàng Lê

"Chương trình CARE giúp nâng cao việc tham gia của người Mỹ gốc Á trong những vấn đề sức khỏe"

Nghiên cứu khoa học về chăm sóc sức khỏe rất cần thiết để giúp tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất hay những cách mới để tăng tỷ lệ sống sót và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người sống chung với bệnh tật. Hiện nay có hai loại nghiên cứu phổ biến là Thử Nghiệm Lâm Sàng (Clinical Trials) và Nghiên Cứu Có Sự Tham Gia Của Cộng Đồng (Community-based participatory research - CBPR).

1/ Thử Nghiệm Lâm Sàng (Clinical Trials)

Thử nghiệm lâm sàng là loại nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của những người tình nguyện để thử nghiệm xem một phương pháp điều trị mới có an toàn hay không và có hiệu quả đến đâu. Những cuộc nghiên cứu như vậy đã giúp phát hiện ra nhiều phương pháp mới trong việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh. 

Các thử nghiệm lâm sàng có thể nghiên cứu: Các loại thuốc mới chưa được chấp thuận bởi Cơ Quan Quản Lý FDA, những cách mới để sử dụng thuốc đã được chấp thuận, các phương pháp điều trị như xạ trị hay phẫu thuật, dược thảo và vitamin, những cách mới để kết hợp các phương pháp điều trị với nhau.

2) Nghiên Cứu Có Sự Tham Gia Của Cộng Đồng (Community-based participatory research - CBPR)

Nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng (CBPR) là một phương pháp hợp tác nghiên cứu có sự tham gia, đóng góp chuyên môn và chia sẻ ý kiến của các thành viên cộng đồng, nhà nghiên cứu và những tổ chức khác trong mọi khía cạnh. Mục đích của CBPR là nâng cao kiến ​​thức và hiểu biết về sức khỏe cộng đồng nhằm thay đổi chính sách, thay đổi xã hội và mang lại lợi ích cho các thành viên cộng đồng. Riêng đối với bệnh ung thư, CBPR còn là một phương pháp giúp nâng cao kiến ​​thức và hiểu biết về tác động của căn bệnh này với gia đình và xã hội. Hầu hết các nghiên cứu mà VACF tham gia là nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng.


Hiện nay tỉ lệ tham gia nghiên cứu của người Mỹ gốc châu Á và vùng đảo Thái Bình Dương (Asian Americans and Pacific Islanders - AAPI) trong CBPR không cao và do đó ảnh hưởng đến quyền lợi của người Việt nói riêng và người AAPI nói chung. Hội Ung Thư Việt Mỹ (VACF) hiện đang hợp tác với các trường đại học và các tổ chức khác để nâng cao việc tham gia của người AAPI trong ba chương trình dưới đây.

Cùng nhau tham gia nghiên cứu về sức khỏe để nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng chúng ta và chia sẻ kinh nghiệm cho thế hệ sau!

CANVAS Flower.png
CANVAS Text.png

CA ncer N avigation for V ietnamese A merican S

Dành cho phụ nữ Việt mới mắc ung thư vú và hiện đang được điều trị

 

• Nhận $40/ trả lời bảng câu hỏi

• Nhận thêm $40/ phỏng vấn.

CARE logo.png

Chương trình tạo ra một cơ sở dữ liệu dành cho những người sẵn lòng tham gia các chương trình khác trong tương lai.

 

Người Mỹ gốc Châu Á trên 18 tuổi có thể tham gia và nhận $10.

Vertical ARC Website Design .png

Với tư cách là Đối tác Gắn kết Cộng đồng Quốc gia trong Chương trình Nghiên cứu Tất cả Chúng ta , Liên minh Y tế Châu Á đã thành lập Cốt lõi Tuyển dụng và Gắn kết Châu Á (ARC) với 17 tổ chức dựa vào cộng đồng từ khắp Hoa Kỳ, bao gồm VACF và 2 tổ chức đối tác quốc gia phục vụ AANHPI. Cùng nhau, ARC giúp hình thành và thực hiện chiến lược và lộ trình Tất cả của chúng ta để tạo ra nền giáo dục và tiếp cận phù hợp về mặt văn hóa, hiệu quả về mặt chi phí và khả năng mở rộng cho người Mỹ gốc Á, người Hawaii bản địa và người dân Đảo Thái Bình Dương (AANHPIs).

DAWN_logo

Với tư cách là Đối tác Gắn kết Cộng đồng Quốc gia trong Chương trình Nghiên cứu Tất cả Chúng ta , Liên minh Y tế Châu Á đã thành lập Cốt lõi Tuyển dụng và Gắn kết Châu Á (ARC) với 17 tổ chức dựa vào cộng đồng từ khắp Hoa Kỳ, bao gồm VACF và 2 tổ chức đối tác quốc gia phục vụ AANHPI. Cùng nhau, ARC giúp hình thành và thực hiện chiến lược và lộ trình Tất cả của chúng ta để tạo ra nền giáo dục và tiếp cận phù hợp về mặt văn hóa, hiệu quả về mặt chi phí và khả năng mở rộng cho người Mỹ gốc Á, người Hawaii bản địa và người dân Đảo Thái Bình Dương (AANHPIs).

bottom of page